Hộp số xe nâng là bộ phận quan trọng đóng vai trò truyền động giữa động cơ và bánh xe, thay đổi momen xoăn và tốc độ quay của bánh xe, từ đó giúp điều chỉnh tốc độ của xe thay mong muốn của người điều khiển. Vậy cụ thể chúng có cấu tạo như thế nào? Bao gồm những loại nào phổ biến? Nên mua hộp số xe nâng ở đâu uy tín với giá tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cập nhật nhiều thông tin hữu ích.
1. HỘP SỐ XE NÂNG LÀ GÌ? CHỨC NĂNG CỦA HỘP SỐ XE NÂNG
Hộp số là bộ phận có tác dụng truyền sức mạnh từ động cơ tới hệ thống dẫn động, thông qua việc thay đổi tỉ số truyền động của động cơ làm thay đổi momen xoăn ở bánh xe, giúp điều chỉnh quá trình tăng tốc và giảm tốc của phương tiện.
Như vậy có thể hiểu đơn giản thì hộp số động cơ chính là bộ phận giúp tỷ số truyền động của động cơ và cầu dẫn động thông qua hệ thống bánh răng được đảm bảo. Điều này cũng giúp cho phương tiện có vòng tua máy lý tưởng, dễ dàng di chuyển và hoạt động ổn định ở nhiều điều kiện khác nhau.
Có thể nói, hộp số là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của một chiếc xe nâng. Với thông tin định nghĩa hộp số xe nâng đã nói lên chức năng chính của chúng. Theo đó, hộp số giúp thay đổi các cấp số để điều chỉnh momen từ động cơ cho phù hợp với điều kiện khác nhau. Vì vậy, chức năng chính của hộp số xe nâng là:
- Giúp xe hoạt động mạnh mẽ.
- Tăng khả năng leo dốc, tăng tốc và di chuyển khi nâng hạ hàng hoá có tải trọng lớn.
- Đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn hơn.
Như vậy, có thể nói hộp số xe nâng với vai trò và chức năng quan trọng nên ngày càng được nhiều người chú trọng. Đây cũng là bộ phận cần được quan tâm hàng đầu khi mua xe hay trong suốt quá trình sử dụng phương tiện. Việc lựa chọn hộp số đảm bảo chất lượng giúp xe nâng hoạt động ổn định và mạnh mẽ nhất.
2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ XE NÂNG
Bên cạnh việc tìm hiểu hộp số là gì thì chắc hẳn không ít người còn băn khoăn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bộ phận này. Dưới đây là thông tin chi tiết:
2.1 Cấu tạo của hộp số xe nâng hàng
Xe nâng bao gồm nhiều loại và hộp số cũng tương tự như vậy. Hiện nay có nhiều loại hộp số khác nhau với những đặc điểm, ưu thế, hạn chế riêng. Tuy nhiên, chúng đều có những điểm chung trong cấu tạo, điển hình bao gồm những bộ phận cơ bản như sau:
- Bộ ly hợp thuỷ lực
- Bộ bánh răng hành tinh
- Bộ điều khiển điện – thuỷ lực
Mỗi bộ phận trong hộp số xe nâng đều bao gồm nhiều chi tiết khác nhau, đảm nhận những nhiệm vụ riêng, cụ thể:
- Bộ ly hợp thuỷ lực: Được cấu thành từ cụm lò xo, tấm ma sát, đĩa ma sát, vỏ ly hợp và piston. Mỗi bộ phận đều đảm nhận nhiệm vụ nhất định và hoạt động theo nguyên lý cụ thể, đồng nhất.
- Bộ bánh răng hành tinh: Được cấu tạo bởi bánh răng trung tâm nằm ở vịt trí giữa, hệ thống bánh răng hành tinh chạy xung quanh bánh xe chính và cuối cùng là vòng tăng nằm ở vị trí ngoài cùng, giúp ăn khớp và bao bọc các bánh răng hành tinh.
- Bộ điều khiển điện – thuỷ lực: Bộ phận này đóng vai trò tiếp nhận và xử lý các thông tin từ cảm biến cũng như giúp cung cấp điện năng đến hệ thống van điện từ nhằm đóng mở ly hợp và khởi động 2 bộ phận phía trên của hộp số xe nâng hàng.
2.2 Nguyên lý hoạt động của hộp số xe nâng
Mỗi loại hộp số khác nhau với những điểm riêng trong cấu tạo sẽ kéo theo nguyên lý hoạt động có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều nhận thông tin từ bộ điều khiển, sau đó momen xoắn sẽ được truyền từ trục khuỷu động cơ đến trự biến mô và được kết nối với trục của hộp số lần lượt đóng các ly hợp. Nhờ đó, áp suất trong khoang được tạo ra sẽ đẩy piston hoạt động và kheo bánh răng xoay với tốc độ tương ứng. Điều này tạo nên chuyển động tới bánh xe và giúp xe có thể di chuyển.
3. CÁC LOẠI HỘP SỐ XE NÂNG PHỔ BIẾN
Hiện nay, để điều chỉnh lực kéo cũng như hoạt động trong những điều kiện nhất định mà người dùng có thể chọn lựa loại hộp số phù hợp cho xe nâng. Mỗi loại đều có cấu tạo cũng như những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là những loại hộp số xe nâng phổ biến hiện nay cũng như đặc điểm cơ bản của từng loại:
3.1 Hộp số sàn
Hay còn gọi là hộp số tay, đây là loại truyền thống, có cấu tạo đơn giản và được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Loại hộp số này được cấu thành từ các bộ phận chính sau: bánh răng, trục, bộ đồng tốc, ổ bi, vỏ và nắp. Trong đó, mỗi bộ phận đều đảm nhận những nhiệm vụ nhất định, cụ thể:
- Bánh răng: Có nhiệm vụ giúp thay đổi tỉ số truyền, từ đó làm thay đổi tốc độ quay giữa các chi tiết được kết nối với động cơ xe nâng.
- Trục hộp số: Bao gồm trục sơ cấp, trục trung cấp và trục thứ cấp.
- Bộ đồng tốc: Giữ vai trò điều chỉnh tốc độ của bánh răng khi vào số và giúp tránh tình trạng va đập giữa bánh răng, giúp quá trình vào số trở nên nhẹ nhàng và êm ái hơn.
- Ổ bi: Bộ phận này giúp chuyển hoá ma sát trượt thành ma sát lăn, từ đó giúp làm giảm tiếng ồn và hộp số hoạt động êm ái, nhẹ nhàng khi xe hoạt động.
- Vỏ và nắp của hộp số: Đây là bộ phận nằm ngoài cùng của hộp số xe nâng. Chúng được làm từ hợp kim nhôm, bao bọc các bộ phận khác ở bên trong. Đồng thời, vỏ và nắp được gắn kết với phần thân xe, giảm va đập và hư hỏng cho hộp số.
Như vậy có thể hiểu đơn giản thì hộp số sàn sử dụng cơ cấu ly hợp ma sát dạng đĩa để tắt hoặc kết nối lực truyền động cơ. Khi vào số hoặc chuyển đổi sang số thì người dùng chỉ cần đạp chân côn để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số sau đó thực hiện các thao tác điều chỉnh cần số thông thường.
Ngoài ra, với cấu tạo bao gồm cả trục sơ cấp và thứ cấp, trung cấp, bên trong bánh răng được thiết ké cố đijnh trên trục quay sẽ giúp chúng ăn khớp với nhau cũng như tạo ra tỉ số truyền tương ứng. Đây cũng là điểm riêng đặc trưng của hộp số sàn so với những loại hộp số xe nâng khác.
Với cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động như trên thì hộp số sàn có những thế mạnh nổi trội cũng như tồn tại một số hạn chế nhất định, điển hình phải kể đến như sau:
Ưu điểm của hộp số sàn:
- Hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ với tuổi thọ tương đối cao.
- Tiết kiệm nhiên liệu.
- Tạo cảm giác lái chân thực hơn.
- Người điều khiển có thể kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.
- Hạn chế và tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
- Giá thành rẻ hơn các loại hộp số xe nâng khác.
Nhược điểm của hộp số sàn:
- Quá trình điều khiển thường phức tạp, gây khó khăn cho người mới học lái xe nâng.
- Thường xuyên phải điều chỉnh số ở những cung đường tắc hoặc gấp khúc, tạo cảm giác mệt mỏi cho người điều khiển.
- Chân làm việc liên tục với côn nên có thể gây mỏi chân khi làm việc trong thời gian dài.
3.2 Hộp số tự động
Đây là loại hộp số xe nâng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng sử dụng cho thiết bị ô tô, xe nâng hàng,… hiện nay. Loại hộp số này có cấu tạo phức tạp, bao gồm 5 bộ phận cơ bản:
- Bánh răng hành tinh.
- Lồng hành tinh.
- Bộ ly hợp thuỷ lực.
- Biến mô thuỷ lực.
- Bộ phận điều khiển điện tử.
Hộp số tự động hiện đang được trang bị cho nhiều dòng xe ô tô, xe nâng,… Với những bộ phận cấu thành như trên, khi bánh răng kết hợp với nhau tạo thành cấp số cho xe. Đồng thời, xe cần sang số, hộp số tự động sẽ thực hiện ngắt/truyền chuyển động từ động cơ sang các bánh, thông qua bộ biến mô thủy lực. Như vậy, bộ biến mô thủy lực đóng vai trò tương tự như bộ ly hợp của xe. Lúc này, thay vì thao tác nhả côn, kéo số như hộp số sàn thì với hộp số tự động quá trình trên sẽ được điều khiển tự động thông qua máy tính.
Tương tự như các loại hộp số xe nâng khác, hộp số tự động xe nâng cũng có nhiều ưu điểm và một số nhược điểm, cụ thể như:
Ưu điểm của hộp số tự động:
- Giúp quá trình điều khiển xe trở nên dễ dàng, thuận tiện.
- Giải toả áp lực lái cho người điều khiển.
- Mang đến trải nghiệm thoải mái khi lái xe.
- Hiện đại và dễ dàng thao tác ngay cả với người mới lái.
Nhược điểm của hộp số tự động:
- Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
- Khi hộp số xảy ra hư hỏng thì chi phí bảo trì, bảo dưỡng thường tốn kém hơn hộp số sàn.
- Giá thành cao hơn.
3. Hộp số tự động vô cấp CVT
Đây là hộp số xe nâng cũng đang được nhiều người lựa chọn bởi chúng thường ít gặp sự cố hơn cả loại tự động hay bán tự động. Hộp số tự động vô cấp ( Tiếng Anh: Continuous Variable Transmission – Viết tắt: CVT) được cấu tạo chính từ hệ thống pulley và các dây đai truyền động bằng thép.
Ngay từ cái tên có thể hiểu đây là loại họo số không được trang bị các cấp số như thông thường mà chúng sử dụng 2 pulley. Bộ phận này có nhiệm vụ thay đổi đường kính, quá trình này được được kết nối với nhau qua một dây đai kết nối. So với những loại hộp số xe nâng khác, hộp số vô cấp CVT cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể:
Ưu điểm của hộp số vô cấp:
- Cấu tạo nhỏ gọn hơn các loại hộp số khác.
- Tiết kiệm nhiên liệu.
- Mang lại trải nghiệm láo khác biệt, nhẹ nhàng, êm ái và mượt mà hơn.
Nhược điểm của hộp số vô cấp:
- Tiếng ồn lớn khi phương tiện di chuyển tăng tốc.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng khá tốn kém.
- Không thích hợp sử dụng cho nhiều loại xe.
4. ĐỊA CHỈ PHÂN PHỐI HỘP SỐ XE NÂNG CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT
Trên thị trường hiện nay có nhiều địa chỉ phân phối xe nâng cũng như phụ tùng xe nâng. Tuy nhiên, đâu mới là địa chỉ uy tín, chính hãng, giá tốt, đáng để khách hàng lựa chọn? Nếu có ý định mua hộp số xe nâng nói riêng và phụ tùng xe nâng nói chung thì khách hàng hãy lưu ý một số tiêu chí cơ bản sau:
- Chọn nơi bán có địa chỉ rõ ràng, minh bạch, gần khu vực sinh sống hoặc làm việc.
- Lựa chọn đơn vị có uy tín lâu năm, đảm bảo hàng chất lượng, chính hãng.
- Chọn nơi có chế độ bảo hành và hỗ trợ tốt nhất.
- Cân nhắc giá cả.
Với những tiêu chí kể trên thì Phụ tùng Thiên Sơn chính là gợi ý mà khách hàng nên lựa chọn. Tại sao vậy?
Phụ tùng Thiên Sơn là đơn vị phân phối các sản phẩm phụ tùng, hộp số xe nâng chính hãng, đảm bảo chất lượng cao.
Các loại hộp số tại Phụ tùng Thiên Sơn đa dạng, phù hợp với nhiều dòng xe và nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Chính sách bảo hành tốt nhất, chu đáo, hỗ trợ tối đa khách hàng các thủ tục liên quan.
Giá bán hộp số và phụ tùng hộp số xe nâng luôn cạnh tranh, cam kết rẻ nhất thị trường.
Tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ khách hàng 24/7.
Giao hàng nhanh nhất trên toàn quốc.
Với những lý do trên, Phụ tùng Thiên Sơn hiện đang được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Hiện tại, chúng tôi có hệ thống chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam, đảm bảo cung cấp hộp số xe nâng cũng như các loại phụ tùng khác đến tận tay khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Nếu còn băn khoăn nên lựa chọn mua hộp số xe nâng ở đâu thì Phụ tùng Thiên Sơn chính là gợi ý tốt nhất.
5. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN
Bên cạnh những thông tin kể trên thì không ít người còn băn khoăn hộp số xe nâng có mấy cấp? Bộ phận này có thể gặp phải những hư hỏng phổ biến nào? Cách thay dầu nhớt cho hộp số xe nâng ra sao? Tất cả các thông tin sẽ được cập nhật cụ thể ngay phía dưới đây:
5.1 Các cấp số của hộp số xe nâng
Mỗi loại xe nâng sẽ được trang bị các dòng hộp số khác nhau với những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, thông thường hộp số sàn xe nâng cơ bản sẽ bao gồm các cấp từ 1 đến 2 với những đặc điểm và nhiệm vụ riêng khi hoạt động, cụ thể:
- Cấp số 1: Là cấp giúp xe di chuyển chậm nhất, đồng thời lực kéo và đẩy là lớn nhất. Như vậy, số này thường được sử dụng khi bắt đầu khởi động hoặc trường hợp xe leo dốc.
- Cấp số 2: Đây là cấp có hệ thống truyền lực vừa phải, tốc độ di chuyển trung bình và phù hợp với xe leo dốc nhỏ hoặc chở hàng hoá nặng nên cần tăng tốc từ từ.
Với xe nâng sử dụng hộp số tự động thì bao gồm số tiến và số lùi. Ngoài ra, việc điều chỉnh tốc độ cũng như đặt xe nâng còn phụ thuộc cụ thể vào người lái cũng như trong những trường hợp làm việc, khu vực vận hành nhất định. Như vậy, việc tìm hiểu về các cấp số xe nâng cũng rất quan trọng, giúp người lái dễ dàng điều khiển, vận hành và đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
5.2 Các dấu hiệu hư hỏng thường gặp của hộp số xe nâng
Hộp số là bộ phận đóng vai trò quan trọng, vì vậy khi chúng phát sinh lỗi hư hỏng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của xe. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo hộp số xe nâng gặp vấn đề hư hỏng mà người dùng nên lưu ý:
- Xe nâng không tiến lùi được: Tình trạng này xảy ra có thể do hộp số bị hư hỏng, cụ thể là van solenoid trên hộp số gặp trục trặc hoặc liên quan đến công tắc tiến lùi.
- Xe phát tiếng kêu to ở hộp số và ồn khi vận hành: Điều này có thể cảnh báo hộp số đang gặp vấn đề, người dùng cần kiểm tra sớm.
- Khó cài số: Khi dầu bôi trơn bị rò rỉ và độ nhớt không đảm bảo có thể khiến hộp số hoạt động không tốt và dẫn đến tình trạng khó vào số.
- Dầu có mùi khét: Đây cũng là một trong những dấu hiệy cảnh báo hộp số xe nâng đang gặp vấn đề cần được xử lý.
- Hộp số xe nâng bị nóng (quá nhiệt).
Khi xe nâng gặp phải những vấn đề kể trên thì rất có thể hộp số đang gặp trục trặc. Lúc này, người dùng cần tìm hiểu kỹ vấn đề cũng như nguyên nhân phát sinh để có hướng xử lý phù hợp. Trong một số trường hợp, người sử dụng cần liên hệ đơn vị sửa chữa để các lỗi hư hỏng hộp số được xử lý đúng cách, triệt để, đảm bảo xe hoạt động an toàn, ổn định.
5.3 Hướng dẫn cách thay nhớt dầu nhớt hộp số xe nâng hàng
Khi dầu nhớt bị rò rỉ, không đảm bảo có thể khiến hộp số bị hư hỏng và xe trục trặc khi hoạt động. Trong một số trường hợp, người sử dụng cần thay dầu nhớt cho xe nâng hàng theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Chuẩn bị: Dầu nhớt và bộ dụng cụ xả ốc nhớt cho xe nâng hàng.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, kỹ thuật viên sử dụng con đội để nâng hai bánh xe trước và gầm xe lên cao, tạo khoảng trống để dụng cụ được đưa vào dễ dàng.
- Bước 2: Tiến hành xả hết nhớt cũ ra khay chứa.
- Bước 3: Tiếp tục xả luôn ốc 4 cạnh ra và kiểm tra mức nhớt khi đợi nhớt cũ chảy ra hết.
- Bước 4: Xiết ốc xả vào vị trí cũ, cũng đảm bảo lực xiết vừa phải.
- Bước 5: Sau đó, dùng kềm xoay nắp châm nhớt nằm ngay trên mặt cầu truyền động rồi tiến hành đổ nhớt vào đến khi thấy nhớt vừa chảy ra ở cái lỗ nằm ngang cầu truyền động thì đã đủ và dừng lại.
- Bước 6: Tiếp đến, xiết ốc 4 cạnh lại và đậy nắp đổ nhớt rồi hạ con đội cho đầu xe xuống mặt đất.
- Bước 7: Cuối cùng hãy cho xe nổ máy tại chỗ trong 5-10 phút để nhớt có thể đưa đầy đủ đến các chi tiết trong động cơ và hộp số.
Phía trên là những thông tin cơ bản về hộp số xe nâng cũng như gợi ý địa chỉ mua hàng uy tín, giá tốt. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua hộp số xe nâng, hãy liên hệ ngay Phụ tùng Thiên Sơn theo số hotline 0965 930 330 để được tư vấn và báo giá chi tiết!